Thứ năm, 09/05/2024

Thành Ủy Ninh Bình tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)

Thứ hai, 15/02/2016 Đã xem: 14

Sáng ngày 25/1/2013, Thành ủy Ninh Bình tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Đ/c: Đào Duy Quát – Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận và phê bình văn học Trung ương,

Uỷ viên Ban chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 cấp Trung ương phát biểu tại hội nghị (Ảnh: BBT)

Về dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí Đào Duy Quát – Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận và phê bình văn học Trung ương, Uỷ viên Ban chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 cấp Trung ương; đồng chí Nguyễn Tiến Thành – Phó bí thư thường trực tỉnh uỷ, trưởng Ban chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 cấp tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Tỉnh - Uỷ viên BTV tỉnh uỷ, Bí thư thành uỷ Ninh Bình.

Tham dự hội nghị còn có đồng chí Trần Song Tùng – phó Bí thư thường trực Thành ủy; đồng chí Phạm Thanh Hà – phó Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố; đồng chí Vũ Hữu Thường – UVBTV, Chủ tịch HĐND thành phố; đại biểu Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, các đồng chí bí thư, Trưởng ban Tuyên giáo các đảng bộ thuộc đảng bộ tỉnh; Thường trực các huyện, thị uỷ; Trưởng ban Tuyên giáo; trưởng phòng văn hoá huyện, thị xã. Các đồng chí Uỷ viên BCH đảng bộ thành phố; bí thư các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đảng bộ Thành phố; Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND 14 phường xã và đại diện các tập thể, cá nhân được khen thưởng.

 Đ/c: Nguyễn Văn Tỉnh - Uỷ viên BTV tỉnh uỷ, Bí thư thành uỷ Ninh Bình trao tặng bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích (Ảnh: BBT)

15 năm qua, cùng với việc xây dựng Kế hoạch và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Thành ủy Ninh Bình đã chỉ đạo cấp ủy cơ sở tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết, đồng thời thông qua việc quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ bản và triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ về văn hóa được nêu trong Nghị quyết đã tạo được sự thống nhất về tư tưởng trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận trong nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới ở địa phương. Sự tham gia tích cực, tự giác của nhân dân vào các hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố đã góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững của địa phương. Nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa được các cấp uỷ chỉ đạo thông qua cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nhiều phong trào ở cơ sở đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Thành ủy cũng tập trung tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho mỗi cán bộ Đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về vị trí vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội, thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Toàn thành phố có 26 thư viện, 147 điểm đọc sách và tủ sách pháp luật của các xã phường, thôn phố; hệ thống truyền thanh từ thành phố đến cơ sở được quan tâm đầu tư nâng cấp từ hữu tuyến lên vô tuyến với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng; 100% xã phường có nhà văn hoá; 75,6% thôn phố có điểm sinh hoạt văn hoá; 5/14 phường xã có sân thể thao công cộng và hàng trăm sân thể thao của các thôn, phố, cụm dân cư, cơ quan, doanh nghiệp. Những nét mới trong chuẩn mực văn hóa và nhân cách con người thời kỳ CNH-HĐH được hình thành. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình và cộng đồng được phát huy; nếp sống văn hóa đô thị được quan tâm xây dựng, hình thành nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống nhân dân thành phố. Sinh hoạt văn hóa, môi trường văn hóa trong các khu dân cư lành mạnh hơn, thuần phong mỹ tục được bảo vệ, gữi gìn, hạn chế sự tác động của cơ chế thị trường đối với hoạt động văn hóa. Số gia đình thôn, phố, cơ qan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 1998 có 61% gia đình, 42% thôn, phố; 78% cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt tiêu chuản văn hoá thì đến năm 2012 toàn thành phố đã có 91,7% gia đình; 75% thôn, phố; 88,9% cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt tiêu chuản văn hoá. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố còn 0.87%, có 03 phường Thanh Bình, Vân Giang và Đông Thành không còn hộ nghèo. Đến nay, 14/14 xã phường và 100% cơ quan doanh nghiệp trường học, lực lượng vũ trang có câu lạc bộ văn nghệ quần chúng, hơn 100 câu lạc bộ thể dục thể thao với trên 35.000 tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, trên 9000 gia đình thể thao.Toàn thành phố có 118 di tích lịch sử, danh thắng, trong đó có 4 di tích được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia, 29 di tích xếp hạng cấp tỉnh được quan tâm bảo tồn, trùng tu, tôn tạo. Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn như hát chèo ở Ninh Phong, Vân Giang, Ninh Tiến được giữ gìn. Các lễ hội truyền thống được tổ chức đúng quy định của pháp luật về di sản văn hoá và quy chế tổ chức lễ hội do Bộ Văn hoá ban hành.

Những năm tiếp theo Thành ủy Ninh Bình vẫn xác định, phát triển văn hóa sẽ tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, tạo động lực thúc đẩy thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, phấn đấu đưa Thành phố Ninh Bình trở thành Thành phố du lịch văn minh hiện đại. Hội nghị đã nghe 3 tập thể, cá nhân báo cáo những kết quả, kinh nghiệm hay trong việc đưa Nghị quyết Trung ương 5 vào cuộc sống.

Phát biểu chỉ đạo, Đào Duy Quát – Phó chủ tịch Hội đồng lý luận và phê bình văn học Trung ương, Uỷ viên Ban chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 cấp Trung ương; Nguyễn Tiến Thành – Phó bí thư thường trực tỉnh uỷ, trưởng Ban chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 cấp tỉnh đề nghị thành phố cần phát huy nội lực hơn nữa để xây dựng văn hóa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong  trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị. Xây dựng các chính sách đặc thù để khuyến khích các hoạt động văn hoá phát triển. Quan tâm tăng mức đầu tư cho các thiết chế văn hoá, các hoạt động văn hoá. Đồng thời làm tốt hơn nữa vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hoá.

Kết luận hội nghị, Nguyễn Văn Tỉnh - Uỷ viên BTV tỉnh uỷ, Bí thư thành uỷ Ninh Bình đề nghị thời gian tới tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền từ thành phố đến cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của văn hoá đói với đời sống xã hội. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tổ chức thực hiện có chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Tập trung xây dựng thôn, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hoá gắn việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc thực hiện Nghị quyết số 05 của Ban thường vụ thành uỷ về xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Đồng thời tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các thiết chế văn hoá ở cơ sở

Tại hội nghị đã có 16 tập thể và 20 cá nhân được nhận giấy khen của UBND thành phố./.

Xuân Lan - ĐTT

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
547101

Trực tuyến: 6

Hôm nay: 241

Hôm qua: 42